So sánh máy thu GPS và máy thu GNSS

So sánh máy thu GPS và máy thu GNSS
Đánh giá bài viết

Công nghệ thông tin hiện nay ngày càng hiện đại và phát triển, các ứng dụng của GNSS và GPS ngày càng xuất hiện nhiều và khẳng định được vai trò quan trọng trong việc định vị toàn cầu. Để hiểu rõ hơn về GNSS và GPS, chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin về GNSS và GPS để có thể hiểu để có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất.

Về cơ bản, Máy thu GPS và máy thu GNSS là hai thiết bị được sử dụng để nhận tín hiệu định vị từ các hệ thống định vị toàn cầu. Máy thu GPS chỉ hoạt động với tín hiệu từ hệ thống GPS, trong khi máy thu GNSS có thể hoạt động với tín hiệu từ nhiều hệ thống định vị toàn cầu. Việc sử dụng máy thu GNSS cung cấp khả năng định vị tốt hơn và đáng tin cậy hơn trong nhiều tình huống.

 

 

GPS là gì?

GPS (Global Positioning System): GPS là một hệ thống định vị toàn cầu phát triển bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Nó sử dụng một tập hợp các vệ tinh để truyền tín hiệu đến các máy thu GPS. Máy thu GPS chỉ nhận và xử lý tín hiệu từ hệ thống GPS duy nhất. Do đó, nó chỉ có thể sử dụng các tín hiệu từ hệ thống GPS để xác định vị trí và thông tin định vị khác.

GNSS là gì?

GNSS (Global Navigation Satellite System): GNSS là thuật ngữ chung được sử dụng để chỉ tất cả các hệ thống định vị toàn cầu, bao gồm GPS cũng như các hệ thống khác như GLONASS của Nga, Galileo của Liên minh châu Âu và Beidou của Trung Quốc. Máy thu GNSS có khả năng nhận và xử lý tín hiệu từ nhiều hệ thống định vị toàn cầu, không chỉ giới hạn bởi hệ thống GPS duy nhất. Điều này mang lại lợi ích lớn hơn cho độ chính xác, độ tin cậy và khả năng hoạt động ở các vị trí khó khăn hơn.

Điểm giống nhau giữa GNSS và GPS

– Định vị toàn cầu: Cả máy thu GPS và máy thu GNSS đều được sử dụng để định vị vị trí trên toàn cầu. Cả hai thiết bị này nhận tín hiệu từ các vệ tinh để tính toán vị trí địa lý.

– Độ chính xác: Cả GPS và GNSS đều cung cấp khả năng định vị với độ chính xác cao. Tuy nhiên, độ chính xác có thể khác nhau dựa trên số lượng và vị trí các vệ tinh mà thiết bị nhận được tín hiệu.

– Công nghệ tương tự: Cả GPS và GNSS sử dụng nguyên tắc tương tự trong việc thu nhận và xử lý tín hiệu từ các vệ tinh. Cả hai đều dựa trên các phép đo thời gian và khoảng cách để xác định vị trí.

– Đều được cấu tạo từ 3 bộ phận: Phần không gian, Phần điều khiển và Người dùng

+ Hệ thống GNSS và GPS đều được cấu thành từ 3 bộ phận:

+ Phần không gian: Gồm các vệ tinh hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời và bay trên quỹ đạo ngoài Trái Đất.

+ Phần điều khiển: Gồm các trạm quan sát trung tâm thực hiện nhiệm vụ phân tích dữ liệu thu thập được từ vệ tinh.

Người dùng: Là đối tượng sử dụng máy thu GNSS có ăng-ten tương ứng để sử dụng được các dữ liệu thu thập được từ hệ thống GNSS hay GPS.

– Đều có chung nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của hệ thống có thể được hiểu đơn giản về mặt tổng quát như sau:

+ Các vệ tinh được phóng lên quỹ đạo và bay vòng quanh Trái Đất. Những vệ tinh này được vận hành, theo dõi từ các trạm điều khiển tại mặt đất.

+ Các trạm điều khiển gửi tín hiệu thời gian, vị trí cụ thể, chính xác cho vệ tinh. Sau đó các vệ tinh nhận những tín hiệu này và sẽ biết được chính xác vị trí của chúng.

+ Khi đã nhận được vị trí chính xác, các vệ tinh sẽ gửi tín hiệu xuống Trái Đất thông qua các máy thu GNSS.

+ Máy thu GNSS nhận tín hiệu, tính toán chính xác vị trí của mình khi nhận được tín hiệu tối thiểu từ 3 vệ tinh.

– Ứng dụng của GNSS và GPS tương tự nhau

Cả hai loại máy thu đều có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm định vị địa lý, điều hướng, bản đồ, hệ thống định vị trong ô tô, hàng hải, hàng không và ngành công nghiệp khác.

+ Dẫn đường tự động cho các phương tiện di chuyển như máy bay, ô tô.

+ Ứng dụng vào ngành đo đạc bản đồ, khảo sát địa hình.

+ Ứng dụng trong hàng hải, cứu hộ biển, cứu nạn.

+ Truyền hình vệ tinh.

+ Phục vụ mục đích quân sự, công việc có quy mô tầm cỡ quốc gia.

 

Bình luận

0904192070