Một số lưu ý khi đo khoảng cách bằng máy thủy bình

Một số lưu ý khi đo khoảng cách bằng máy thủy bình
Đánh giá bài viết

Hiện nay, để đo khoảng cách có rất nhiều phương pháp và dụng cụ đo khác nhau, nhưng phương pháp được chọn dùng nhiều nhất là sử dụng máy thủy bình để đo khoảng cách. Dựa vào số đọc chỉ trên và chỉ dưới trên vạch khắc trên mia của máy thủy bình để đưa ra con số chiều dài giữa điểm trên thực địa. Nhưng để có được kết quả chính xác yêu cầu các quá trình đo đạc cần tuân thủ theo nhưng quy tắc riêng.

Máy thủy bình được áp dụng nhiều trong xây dựng lưới độ cao của ngành trắc địa, địa chính hoặc dùng trong dẫn truyền độ cao. Ngoài ra nó còn được sử dụng trong công tác truyền dẫn cao độ điểm, san lấp mặt bằng trong xây dựng, quan trắc lún công trình, đo đạc trong thi công nhà xưởng, đường xá, dẫn cao độ phục vụ cho đo vẽ thành lập bản đồ.

1. Các tính năng chính của máy thủy bình

 

Máy thủy bình hay có tên gọi khác là máy thủy chuẩn là thiết bị dùng để đo chênh lệch độ cao giữa các điểm trên mặt đất theo phương pháp đo cao hình học (đo bằng tia ngắm nằm ngang). Độ chính xác của máy phụ thuộc chủ yếu vào độ nhạy bén của ống thăng bằng dài và độ phóng đại của ống kính. Chiếc máy này ra đời nhằm mục đích thiết lập các giá trị độ cao vật lý, làm đường bình độ cho địa hình cần xác định hoặc tính toán chênh lệch độ cao giữa các địa hình, địa vật. Bên cạnh việc dùng máy thủy bình đo khoảng cách, dụng cụ này còn có chức năng khác:

+ Dùng để truyền cao độ giữa 2 điểm

+ Xác định cao độ của một vị trí: Phương pháp truyền cao độ cũng được dùng để áp dụng cho các bài toán trắc địa yêu cầu độ chính xác cao.

+ Dùng máy thủy bình đo khoảng cách: Bằng hệ thống chỉ chữ thập khắc chính xác, người dùng có thể xác định khoảng cách từ máy tới vị trí đặt mia với độ chính xác hàng cm. Máy thủy bình đo khoảng cách bằng lưới chỉ chữ thập.

+ Đo góc: Kết quả đo góc này thường được lấy làm phương hướng sơ bộ nhằm xác định hướng dễ dàng hơn cho người đo. Độ chính xác kết quả đo góc bằng thiết bị trắc địa này là 30”.

2. Hướng dẫn đo khoảng cách bằng máy thủy bình

 

Để đo xa bằng máy thủy bình, các kỹ sư sẽ thực hiện theo các bước sau:

– Bước 1: Chọn vị trí đặt máy

Chọn vị trí đặt máy để đo khoảng cách bằng máy thủy bình tại vị trí bất kỳ trên mặt sàn hay nơi cần đo đạc. Tốt nhất là nên đặt máy cao hơn vị trí của mốc gốc.

– Bước 2: Cân máy thủy bình

Bạn phải chắc chắn rằng vị trí đặt máy thủy bình có nền chắc chắn không bị sụt lún. Chân máy được đặt ở vị trí ngang bằng nhất. Đặt bọt thủy tròn trên máy sao cho nó nằm trên vị trí đường thẳng tưởng tượng đi qua 2 ốc trên máy. Vặn 2 ốc trên đế máy cùng chiều để đưa bọt nước vào vị trí cân bằng rồi dùng ốc thứ 3 điều chỉnh để bọt nước này vào vị trí cân bằng chính xác.

– Bước 3: Tiến hành đo đạc

Chúng ta ngắm vào mia (mia là một thước cúng có khắc vạch và ghi số). Tiến hành điều quang sao cho hình ảnh mia trong ống ngắm của máy cho hình ảnh rõ nét nhất.

– Bước 4: Tính khoảng cách

Gọi số đọc chỉ trên là a, số đọc chỉ dưới là b. Tính khoảng cách theo công thức: S=(a-b)x const.

Ứng dụng nổi bật của thiết bị này chính là bố trí được độ cao thực địa một cách chính xác và đạt độ tin cậy nhất.

3. Những lưu ý khi đo khoảng cách bằng máy thủy bình

Sử dụng máy thủy bình rất đơn giản, thế nhưng có một số điều bạn nên lưu ý khi đo khoảng cách bằng máy thủy bình để vận hành máy tốt hơn, cho kết quả chính xác hơn.

Tìm hiểu kỹ về mặt thủy chuẩn (độ cao trung bình của mực nước biển quy ước theo tiêu chuẩn chung quốc tế. Xác định mặt thủy chuẩn trước khi tiến hành đo là điều hết sức cần thiết, nó giúp người dùng sử dụng máy thủy bình nhanh chóng và chính xác hơn.

Hiểu rõ công dụng các phép đo của máy thủy bình bởi máy thủy bình thực hiện được rất nhiều phép đo: đo độ cao tương đối, độ cao tuyệt đối, khoảng cách giữa các điểm…

Cân nhắc các phụ kiện của máy như chân, mia nhằm đảm bảo công tác đo đạc thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Đo máy thủy bình ở điều kiện cho phép, nếu bạn đo xa dưới thời tiết khắc nghiệt hoặc điều kiện không đủ ánh sáng chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả đo của bạn. Cho nên, hãy đảm bảo rằng trước khi tiến hành đo đạc, tất cả các yếu tố bên ngoài sẽ không làm ảnh hưởng đến tính chính xác của công việc.

Bình luận

0904192070