Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Nikon đầy đủ nhất
Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Nikon chi tiết và đẩy đủ nhất cho anh em trong ngành trắc địa. Xem cách sử dụng máy toàn đạc điện tử Nikon với những thao tác từ cơ bản nhất.
Máy toàn đạc Nikon là một trong những dòng máy thuận tiện sử dụng nhất, với các phép đo linh hoạt, các ứng dụng trong máy nhiều và dễ dàng thao tác. Cùng Trắc địa bản đồ tìm hiểu những tính năng cơ bản của dòng máy này nhé!
Những tính năng của máy toàn đạc Nikon
– Phím chức năng máy toàn đạc Nikon:
* [PWR]: Phím bật, tắt nguồn
* [¤] Phím bóng đèn màn hình
* [Mode]: Phím thay đổi chế độ chữ sang số
* [ESC]: Phím thoát
* [REC] / [ENT]: Phím chọn để lưu, hoặc chấp nhận.
* [MSR1] / [MSR2]: Phím đo số 1, phím đo số 2.
* [DSP]: Phím lật trang màn hình.
* [ANG] : Phím chức năng góc
* ► Phím di chuyển, xóa 1 ký tự
– Phím chương trình:
* [USR] 1/ [USR] 2: Phím do người dùng đặt.
* [COD] 3: Phím code
* [PRG] 4: Programs ( phím chương trình ứng dụng)
* [DAT] 6: Data ( dữ liệu)
* [STN] 7: Station: Phim cài đặt trạm máy.
* [S-O] 8 : Bố trí điểm ra thực địa.
* [O/S] 9: Offset: Các chương trình Offset
Cách làm việc với máy toàn đạc điện tử Nikon
Đầu tiên chúng ta đặt chân máy lên một vị trí chắc chắn, dẫm chân máy, cố định và siết ốc hãm chân máy. Sau đó chúng ta đưa máy toàn đạc lên và siết ốc nối chân máy với đế của máy toàn đạc.
Cân bằng máy.
Sau đó ta bật nguồn máy bằng cách nhấn phím [PWR]
sau khi màn hình hiển thị ta quay nhẹ ống kính 1 góc khoảng 45º để khởi động bàn độ.
Quá trình khởi động bàn độ xong thì chúng ta mới tiến hành làm việc với máy được.
Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Nikon DTM-322
Máy toàn đạc điện tử Nikon DTM 322 là dòng máy tương đối phổ biến trong các dòng máy toàn đạc Nikon. Do đó bạn nên học cách sử dụng máy toàn đạc Nikon với loại máy này để nắm rõ nhé.
Sử dụng ngoài hiện trường
1. Khi làm việc ngoài hiện trường bạn phải cho máy lên chân và cân bằng máy sao cho 2 bọt thủy (dài,tròn) vào chính giữa. Nếu đặt máy tại mốc thì phải chỉnh dọi tâm máy vào chính giữa tâm mốc, còn với chức năng giao hội thì không cần.
2. Mở máy đảo ống kính khoảng 45 °Ấn phím (Menu) chọn 1(job) tạo công việc ấn vào creat ghi tên không quá 8 ký tự tiếp theo ấn (ENT)
3. Thao tác đặt trạm máy theo phương pháp tại mốc :
Trên bàn phím ấn phím 7 (STN) xong ta chọn 1(Known) ấn (ENT) nhập tên điểm và tọa độ đã biết vào xong ấn (ENT),đo chiều cao máy từ đỉnh mốc tới điểm đánh dấu của máy nhập vào (HI). Chọn điểm định hướng theo hai cách tọa độ(1Coord)và góc (2 Angle), ta chọn (1Coord) xong ấn (ENT) ngắm ống kính đến điểm mốc đang dựng gương để định hướng và ấn phím đo (MSR1/MSR2) xong màn hình suất hiện dòng nhắc -REC STN- ta ấn (ENT)đã hoàn thành thao tác đặt trạm máy. Kiểm tra lại ta ấn phím đo tới mốc và so sánh
4. Đặt trạm máy theo phương pháp giao hội:
Ấn phím 7(STN) trên bàn phím xong chọn 2 Resection. Nhập tọa độ điểm đo gương thứ 1 (PT), nhập chiều cao của gương (HT) tiếp theo ấn phím đo MSR1/MSR2 tới gương và ấn (ENT)quay ống kính máy tới điểm gương thứ 2(PT) nhập tọa độ vào xong, nhập chiều cao gương (HT)ấn phím đo tới gương xong ấn(ENT). Kết thúc trạm máy đã được thiết lập xong thao tác đặt trạm máy.
5. Chuyển điểm ra ngoài thực địa
6. Khi đã thao tác đặt trạm máy xong ta chọn phím 8(S-O)trong đó có 2 cách tìm điểm hoặc cắm điểm ra thực địa
7. Tìm theo góc phương vị và khoảng cách, chọn 1(HA-HD)màn hình suất hiện nhập khoảng cách (HD)và nhập góc phương vị (HA)nhập xong bạn đưa ống kính tới vị trí của gương và ấn phím đo MSR1/MSR2điều chỉnh gương về đúng vị trí khoảng cách (HD)và góc phương vị (HA)là 00°00’00”là điểm cần tìm hoặc cắm điểm
8. Tọa độ hoặc cắm điểm:
Chọn 2 (XYZ)ấn ENT, màn hình suất hiện nhập tên điểm(PT) cần tìm hoặc đã có trong danh sách thì gọi ra xong màn hình báo dHA chỉ góc ngang cửa điểm cần tìm, dHD chỉ khoảng cách tới điểm cần tìm. Ta xoay ống kính ngắm tới gương ấn phím MSR1/MSR2đo cho tới các kết quả tính về 0 là điểm cần tìm.
9. Đo cắm điểm
Khi ta thao tác đặt trạm máy xong ấn phím 4(PRG),ta chọn 1(2Pt Refline) là chia nhỏ điểm trên đoạn thẳng và bẻ vuông góc tim tuyến xang 2 bên. Nhập tuần tự tên điểm PT1,PT2, nếu chưa có tọa độ thì nhập vào, nếu đã có trong (Job) rồi thì gọi ra (List). Màn hình sẽ hiển thị kết quả cần tìm sau khi đo tới gương, Trong đó: (Sta…)thông báo khoảng cách ở giữa tính từ PT1đến PT2,(O/S…)là khoảng cách vuông góc cách trục PT1đến PT2
Mong rằng bài viết hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Nikon trên đây sẽ giúp ích các bạn trong quá trình sử dụng máy toàn đạc điện tử nikon được dễ dàng và thuận tiện hơn.