Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Topcon chi tiết nhất

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Topcon chi tiết nhất
3.3 (66.67%) 6 votes

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Topcon cho các model chi tiết, dễ hiểu nhất. Cách sử dụng máy toàn đạc Topcon cơ bản ai cũng có thể dễ dàng áp dụng.

 

Trong lĩnh vực xây dựng, máy toàn đạc điện tử Topcon là một dòng máy toàn đạc phổ thông hiện nay, được xem là một trong những thiết bị tiên phong thuộc lĩnh vực về đo đạc, định vị trong các công trình xây dựng, cầu cống,…

Được nhập khẩu trực tiếp từ thương hiệu nổi tiếng Topcon có trụ sở tại Nhật Bản. Đây là dòng máy toàn đạc điện tử được ưa chuộng nhất bởi giá thành tương đối tốt cùng độ bền và độ chính xác từ thương hiệu Nhật Bản này.

 

Máy toàn đạc điện tử Topcon được thiết kế với nhiều tính năng được cải tiến nhiều về mặt công nghệ và kỹ thuật như: Đo điểm lưu vào máy hay đo khoảng cách giữa 2 điểm gương một cách chính xác nhất. Việc hiểu rõ và có cái nhìn tổng quan, cùng nắm rõ hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Topcon một cách tối ưu các tính năng của máy sẽ đem đến hiệu quả công việc cao hơn, tránh lãng phí nguồn tài nguyên của máy. Tuy nhiên, việc sử dụng đúng chức năng là điều không hề dễ dàng, đây là một vấn đề khá khó khăn với nhiều cánh kỹ sư, đo đạc viên hiện nay.

>> Xem toàn bộ các SP máy toàn đạc điện tử Topcon

 

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Topcon

1/ Đo điểm có lưu nhớ vào máy

 
MENU
 
– F1( DATA COLLECT )
 
– F1( INPUT ) đặt tên File đo,
 
– hoặc F2(LIST) để chọn file đo (Enter), trường hợp đo tiếp File đang đo dở dang, tất cả các dữ liệu khai báo và số liệu đo đều nằm trong file này.  
 
– F1(OCC.PT# INPUT)/F1(INPUT) nhập tên trạm máy, nhập xong ấn phím Enter, dòng (ID) bỏ qua, dùng phím mũi tên chuyển xuống dòng INS.HT để nhập chiều cao máy, nhập xong ấn Enter. Khi đã nhập xong tọa độ trạm máy bạn ấn F3(REC)/F3(YES) để lưu lại kết quả, và bạn đã khai báo xong trạm máy.
 
Bước 1: Khai báo trạm máy:
 
Nhấn F1 (OCC.PT) để nhập điểm trạm máy F1(INPUT) để nhập số thứ tự của điểm trạm máy, ví dụ 01 – F4(ENTER) xác nhận .
 
F1(INPUT) nhập ID là chú thích của điểm trạm máy, chú ý là mỗi lần
 
ấn F1 sẽ chuyển đổi từ nhập chữ ALP sang nhập số NUM và ngược lại,
 
F4(ENTER) xác nhận
 
F1(INPUT) để nhập chiều cao máy, sau khi nhập xong ấn F4, lúc này máy sẽ hiện tọa độ điểm đặt máy, màn hình sẽ hỏi có chấp nhận tọa độ không, bạn kiểm tra nếu đúng ấn F3(YES), sai ấn F4(NO) để nhập lại, để nhập lại tọa độ điểm đặt máy bạn ấn F4(OCNEZ), nếu tọa độ điểm này đã có sẵn trong máy bạn ấn F2(LIST) để lấy ra, nếu không có bạn ấn F3(NEZ)/F1(INPUT)để nhập tay, nhập xong mỗi dòng ấn phím Enter. Sau khi nhập xong thì ấn F4 xác nhận – F3(REC) – F3(YES)
 
Bước 2 :
 
F2 (BACKSIGHT) để nhập điểm định hướng
 
F1(INPUT) để nhập số thứ tự cho điểm định hướng, ví dụ 02 F4 xác nhận
 
F1 nhập chú thích cho điểm định hướng, ví dụ DH F4 xác nhận
 
F1 nhập chiều cao gương
 
F4 xác nhận F4(BS) F3(NE/AZ)
 
F1(INPUT) để nhập tọa độ điểm định hướng
 
F4 xác nhận
 
Ngắm vào điểm định hướng rồi ấn F3(MEAS). Ấn 1 trong 3 nút
 
F1(VH: đo điểm định hướng kiểu góc )
 
F2(SD: kiểu đo xa)
 
F3(NEZ: tọa độ)
 
 
Bước 3:
 
F3(FS/SS) để đo các điểm
 
F1 nhập số thứ tự cho điểm đo đầu tiên
 
F4 xác nhận
 
F1(PCODE) nhập chú thích cho điểm
 
F4 xác nhận
 
F1 nhập chiều cao gương
 
F4 xác nhận
 
Ngắm vào điểm cần đo rồi ấn F3(MEAS)
 
Ấn 1 trong 3 nút
 
F1(VH:kiểu góc) F2(SD: kiểu đo xa) F3(NEZ:kiểu tọa độ).
 
Máy sẽ tự động lưu nhớ điểm vừa đo và chuyển sang điểm tiếp theo với số thứ tự tăng thêm 1.
 
* QUẢN LÝ FILE: ví dụ khi máy đã đầy muốn xóa bớt file thì ta vào MENU – F3 – F3 rồi dùng 2 nút lên xuống chọn các file cần xóa rồi ấn F3 (DEL) để xóa.
 
 

2. Trút số liệu vào máy tính

 

hướng dẫn trút số liệu máy topcon vào máy tính

 
Nối cáp giữa cổng COM máy tính và máy toàn đạc
 
+ Về phía máy tính: bật phần mềm Topcon Link.
 
Vào file/Import from device
 
Nháy đúp vào Topcon Total Station
 
Nháy đúp vào Addnew Station, chọn Model là GTS–220 chọn cổng rồi OK
 
Tích đúp vào Addnew Station vừa chọn
 
Tích đúp vào File1.txt rồi chờ chưa nháy vào Start vội
 
+ Về phía máy toàn đạc:
 
Theo hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Topcon, bạn vào MENU – F3(MEMORY MGR) – F4 – F4 –F1(DATA TRANFER) – F1 – F1(SEND DATA) – F1(MEAS DATA) – F2(LIST) rồi dùng nút lên xuống chọn file để trút rồi ấn F4 – F3(YES), cùng lúc đó bên phía máy tính ta nháy vào Start.
 
File được trút ra sẽ hiện ra trên màn hình máy tính. Ta vào File/SAVE AS rồi chọn dạng đuôi ( thường SAVE AS sang các dạng đuôi sau: .DWG, DXF ( đuôi dạng CAD) hoặc đuôi .CSV (đuôi dạng EXCEL)
 

 3. Xem điểm đã đo lưu trong máy

 
MENU–F3–F3
– Ấn 2 nút lên xuống trên bàn phím để chọn file có điểm cần tìm rồi ấn F2(SRCH) – F3(PT#DATA) rồi nhập số thứ tự của điểm cần tìm
 
–  F4 xác nhận
 
 

4. Chuyển điểm ra thực địa

Có 3 kiểu chuyển điểm ra thực địa:
Kiểu 1: chuyển điểm kiểu khoảng cách
 
Ấn nút vào mode đo khoảng cách – F4(P1) – F2(S.O) – F1(HD) rồi nhập khoảng cách của điểm cần chuyển so với điểm trạm máy – F4(ENTER)
 
–  Ngắm vào điểm định hướng rồi di chuyển gương sao cho máy bắt được gương. Nhìn trên màn hình nếu dHD < 0 thì dịch gương ra xa máy cho đến khi dHD = 0, nếu dHD > 0 thì dịch gương lại gần máy. Khi dHD = 0 thì điểm gương chính là điểm cần chuyển.
 
Kiểu 2: chuyển điểm đã lưu trong máy kiểu tọa độ
 
MENU – F2(LAYOUT) – F2(LIST) – Dùng 2 nút lên xuống để chọn file có các điểm cần chuyển ra thực địa rồi ấn F4(ENTER) – F3 – F1(INPUT)
 
Để nhập số thứ tự của điểm cần chuyển ra thực địa rồi ấn F4(ENTER) – F3(YES) – nhập chiều cao gương rồi ấn F4(ENTER)–F1(ANGLE) rồi xoay ngang máy sao cho dHR= 0, khóa bàn độ ngang – F1(DIST) – chạy gương sao cho máy bắt được gương. Nhìn màn hình, nếu dHD < 0 thì dịch gương ra xa máy cho đến khi dHD = 0, nếu dHD > 0 thì dịch gương lại gần máy. Khi dHD = 0 thì điểm gương chính là điểm cần chuyển. Ấn F4(NEXT) để chuyển điểm tiếp theo. Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Topcon trong chuyển địa điểm thực địa.
 
Kiểu 3 :chuyển điểm không lưu trong máy kiểu tọa độ
 
MENU – F2 – F3(SKIP) – F1 – F3(NEZ) – F1 nhập tọa độ trạm máy rồi ấn F4(ENTER) – nhập chiều cao máy rồi ấn F4(ENTER) – F2(BACKSIGHT) – F3 – F1 ngắm vào điểm định hướng nhập tọa độ của điểm định hướng rồi ấn F4(ENTER) rồi F3(YES) –F3(LAYOUT) – F3(NEZ) – F1 nhập tọa độ, sau khi nhập xong ấn F4(ENTER) –nhập chiều cao gương(R.HT) rồi ấn F4(ENTER) – ấn F1 rồi quay ngang máy đến khi dHR=0 – ấn F1 ( DIST ) rồi chạy gương sao cho máy bắt được gương. Nhìn màn hình nếu dHD<0 thì dịch gương ra xa máy đến khi dHD=0, nếu dHD>0 thì dịch gương lại gần máy cho đến khi dHD=0
 
 

5. Đo giao hội nghịch

 
Trong mode đo điểm có lưu nhớ DATA COLLECT, khi trạm máy không ngắm được một số điểm đo chi tiết, ví dụ là điểm A. Ta chuyển trạm máy đến điểm B nào đó sao cho ở vị trí này trạm máy có thể ngắm được các điểm khuất mà trước đó trạm máy cũ không ngắm được. Dùng mode đo giao hội nghịch ngắm 2 điểm đã biết tọa độ, máy sẽ tự động tính tọa độ điểm trạm máy mới B. Tại điểm trạm máy B này, ta tiếp tục vào mode đo DATA COLLECT để đo tiếp
 
Đặt máy tại điểm mới B rồi bật máy, ấn MENU – F2 (LAYOUT) – F2(LIST) – Dùng 2 nút lên xuống chọn file có các điểm đã biết tọa độ dùng cho giao hội nghịch rồi ấn F4(ENTER) xác nhận – F4 – F2(NEWPOINT)
 
– F2(RESECTION) – F1 nhập số thứ tự cho điểm mới B này, ví dụ 50 – F4
 
– Nhập chiều cao gương rồi ấn F4 – F1(INPUT) nhập số thứ tự của điểm đã biết tọa độ đầu tiên dùng để tính giao hội, ví dụ 03–F4–F3(YES) – nhập chiều cao gương rồi ấn F4 – ngắm vào điểm gương tại điểm 03 rồi ấn F4(DIST) – màn hình tự động chuyển sang nhập điểm giao hội còn lại – quay máy sang điểm này ấn F1 rồi nhập số thứ tự, ví dụ 04 rồi ấn F4(ENTER) – F3(YES) – F4(ENTER) xác nhận chiều cao gương – Ngắm vào gương tại điểm 04 rồi ấn F4(DIST) – F1(USE LAST DATA) – F4(CALC) – F4(NEZ)F3(YES). Điểm này sẽ được lưu nhớ vào máy. Lúc này điểm B trở thành điểm trạm máy, bạn chọn điểm 03 hoặc 04 làm điểm định hướng rồi sử dụng các mode đo khác như bình thường.
 
 

6. Mode đo ngoài không lưu nhớ vào máy tính

 
Có 3 kiểu: đo tọa độ, đo khoảng cách, đo góc
 
Đo tọa độ: ấn nút bên trái nút MENU
 
Chuyển đổi đo không gương và có gương bằng cách ấn nút F3 (Màn hình hiện ra NP là đo không gương, không có chữ NP là đo cần gương)
 
Ấn F4 để chuyển sang trang 2 R.HT: nhập chiều cao gương INSHT : nhập chiều cao máy OCC : nhập tọa độ máy
 
Sau khi nhập 3 thông số trên ta ngắm vào gương rồi ấn F1(MEAS) để đo Đo khoảng cách : ấn nút
 
Ngắm vào gương rồi ấn F1(MEAS), máy sẽ hiện ra HR : góc ngang
 
HD : khoảng cách ngang
 
VD : khoảng cách đứng Mỗi lần ấn nút màn hiển thị sẽ chuyển đổi sang hiển thị khoảng cách nghiêng SD hoặc HD &VD
 
Đo góc : ấn ANG : để đặt góc về 0 ta ấn F1 (OSET) / F3 (YES)
 

7. Đo khoảng cách giữa 2 điểm gương không lưu vào máy

 
MENU – F4 – F1 ( PROGRAM ) – F2 ( MLM ) – F2 – F2 – F1– F2 (R.HT ) nhập chiều cao gương – F4 xác nhận – Ngắm vào điểm gương thứ nhất rồi ấn F1 (MEAS) – Ngắm sang điểm gương thứ 2 ấn F2 ( R.HT ) nhập chiều cao gương tại điểm 2 – F4 – F1 ( MEAS ), màn hình sẽ hiện ra dHD là khoảng cách ngang giữa 2 gương và dVD là chênh cao của gương 2 so với gương 1
 
Chuyển gương 2 đến điểm thứ 3, ngắm vào gương tại điểm 3 rồi ấn F3 ( HD ) – F1 ( MEAS ) máy sẽ hiện ra khoảng cách dHD và dVD giữa điểm gương 1 và điểm gương 3. Cứ tiếp tục như vậy để gương 1 cố định, gương còn lại chạy đến các điểm ta đo được khoảng cách và chênh cao giữa điểm chạy gương và điểm 1 ban đầu.
 
Lưu ý trong hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử Topcon: Gương tại điểm 1 chỉ phải đo 1 lần đầu. Cao độ của các điểm gương này ta dùng mode đo tọa độ không lưu để đo

Từ khóa:  

Bình luận

0904192070